Trung tâm nước sinh hoạt & VSMT nông thôn TP.HCM
1.1.1.Lịch sử hình thành
Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn (TTNSH & VSMTNT) được thành lập theo Quyết định số 6422/QĐ-UB-KT ngày 26/10/1999 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Tiền thân của Trung Tâm là Ban quản lý chương trình viện trợ về nước sinh hoạt nông thôn (được thành lập theo Quyết định số 1025/QĐ-UB ngày 29/06/1992 của UBND thành phố Hồ Chí Minh).
1.1.2.Vai trò và nhiệm vụ
1.1.2.1.Vai trò
Nâng tỷ lệ số hộ dân vùng nông thôn, ngoại thành được sử dụng nước cho sinh hoạt để xóa bỏ tình trạng sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe, phát sinh bệnh tật do sử dụng nước, góp phần thực hiện nếp sống văn hóa mới. Mục tiêu cụ thể:
-Mục tiêu đến năm 2015 là hầu hết các hộ dân cư ngoại thành được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn với mức sử dụng bình quân 80 lít/người/ngày; cung cấp nước sạch cho các hộ sản xuất, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.
-Nâng tỷ lệ số hộ dân vùng nông thôn ngoại thành được sử dụng nước sạch sinh hoạt đạt trên 95% với mức sử dụng bình quân trên 80 lít/người/ngày.
-Xóa bỏ thói quen sử dụng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh để đảm bảo sức khỏe, giảm các loại bệnh tật do nguồn nước.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng mới các trạm cấp nước tập trung ở các vùng, khu vực nông thôn chưa có hệ thống cấp nước của SAWACO.
- Nâng cấp, mở rộng các trạm cấp nước tập trung đã được xây dựng trước đây để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch do tăng dân số, tăng nhu cầu sử dụng nước.
- Quản lý, khai thác hệ thống cấp nước để cung cấp đủ và kịp thời cho nhu cầu sử dụng nước của dân cư vùng nông thôn đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch sinh hoạt.
- Dự kiến đầu tư như sau:
+ Xây dựng mới trạm cấp nước : 22 trạm.
+ Mở rộng trạm cấp nước : 26 trạm.
- Phần làm mới: xây dựng mới 22 trạm trên địa bàn huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức.
- Phần nâng cấp, mở rộng: nâng cấp, mở rộng 26 trạm cấp nước hiện hữu trên địa bàn các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè và các quận Bình Tân, quận 12, quận 9 và quận Thủ Đức.
1.1.3. Tổ chức nhân sự
Hình 2‑1: Sơ đồ tổ chức nhân sự của TTNSH & VSMTNT Tp.HCM
Nguồn: Trung tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Tp.HCM
1.1.4. Tình hình hoạt động các trạm cấp nước ở khu vực ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay Trung tâm Nước Sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Tp.Hồ Chí Minh đang quản lý 120 trạm cấp nước tập trung tại 11 quận/huyện phân bố trên 66 phường/xã phục vụ cho 278.367 dân, lưu lượng nước sử dụng bình quân là 1.300.000 m3/tháng. Các trạm được phân bổ tại các quận/huyện được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2‑1: Phân bố các trạm cấp nước tại các quận/huyện ở Tp.HCM
STT |
Quận/huyện |
Số lượng trạm |
1 |
Huyện Bình Chánh |
31 |
2 |
Huyện Củ Chi |
7 |
3 |
Huyện Hóc Môn |
14 |
4 |
Huyện Nhà Bè |
13 |
5 |
Quận 2 |
2 |
6 |
Quận 8 |
7 |
7 |
Quận 9 |
11 |
8 |
Quận 12 |
7 |
9 |
Quận Bình Tân |
6 |
10 |
Quận Tân Phú |
1 |
11 |
Quận Thủ Đức |
21 |
Tổng cộng |
120 |
(Nguồn: TTNSH và VSMTNT Tp.HCM, 2010)
Khu vực huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè, quận 8, quận Bình Tân với 57 trạm cấp nước tập trung phục vụ cấp nước cho 139.737 dân tại 9 phường và 17 xã; trong đó có các xã nghèo, vùng sâu,vùng xa của thành phố. Hiệu suất khai thác chung đạt từ trên 66% - 100%, trong đó có 23/57 trạm đạt trên 90% công suất thiết kế.
Khu vực huyện Hóc Môn, quận 12, quận 9, quận 2, quận Thủ Đức, quận Tân Phú có 56 trạm cấp nước phục vụ cấp nước cho 138.594 dân tại 40phường xã. Hiệu suất khai thác chung đạt từ 40% - 84%; trong đó có 21/62 trạm đạt trên 90% công suất thiết kế.
Riêng các trạm cấp nước trong khu vực Củ Chi hiệu suất khai thác chung chỉ đạt 40%; trong đó có những trạm lưu lượng sử dụng chỉ đạt 4% công suất thiết kế.